RUNNING ON EMPTY – ĐỘI ĐÁ VÁ TRỜI

Lời Dịch Giả:

Năm 1979, Thủ Tướng Joe Clark của Canada đã ký sắc lệnh cho phép 60 ngàn người tị nạn thuyền nhân Việt Nam tị nạn trong rất nhiều các trại tị nạn tại Á Châu được sang định cư tại Canada.

 Đây là một cuốn sách do 4 tác giả ( Michael J. Molly, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, Robert J. Shalka) ghi lại công việc làm của mấy chục công chức Canada đã bay sang 70 trại tị nạn hẻo lánh tại Á Châu để ngày đêm phỏng vấn các thuyền nhân trong  những miền khí hậu oi bức, thiếu thốn đủ mọi thứ và nhiều khi họ còn phải  ngủ ngay tại bàn làm việc với chuột, rắn… ở xung quanh.  Có nhiều những câu chuyện về Thuyền Nhân khi đọc lên, người đọc thấy nước mắt chạy quanh. 

Xin tạm dịch Running On Empty sang tiếng Việt: Tứ Cố Vô ThânĐội Đá Vá Trời ( cho Thuyền Nhân và các công chức/thiện nguyện viên/Cao Ủy Tị Nạn…). Đây là một cuốn sách mà mỗi gia đình Thuyền Nhân nên có để cho các thế hệ con, cháu … đọc cho biết nguồn gốc Thuyền Nhân Việt Nam và những thảm cảnh trên đường vượt biên của người tị nạn Cộng Sản Việt Nam.

Dưới đây là cái “link” trong blog của HTNTN trong đó có một số bài viết mà chính  tác giả Mike Molly đã gửi cho dịch giả Đàm Trung Phán như một vài “samples” của cuốn sách bằng Anh Ngữ ” Running On Empty”

http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/running-on-empty/

Xin mời đọc:

***

Running On Empty  /  Tứ Cố Vô Thân – Đội Đá Vá Trời

Trang 4 và 5

Mở đầu –  giới thiệu

 

Vấn đề định cư tại Canada cho những người tị nạn Đông Dương được khởi đầu từ dân chúng và chính phủ Canada.  Rất nhiều người Canada đã bảo trợ người tị nạn qua các nhà thờ,  các địa phương,  các cơ quan,  các nhóm tư nhân cùng làm việc với chính phủ.  Đã có nhiều công chức trong bộ di trú Canada thuộc chính phủ liên bang và chính phủ tỉnh bang nhờ có sự phối hợp giữa dân chúng và chính phủ Canada đã chuyên chở biết bao nhiêu là người tị nạn đến Canada qua hơn nửa vòng trái đất.

Đây là một  sự liên kết phi thường của dân chúng Canada với biết bao nhiêu là những cơ quan chính quyền. Việc làm này  đã là một nền tảng cho những kế hoạch khuôn mẫu về sau này để giúp cho người di tản.

Sự kết hợp giữa các đối tác trong việc giải quyết các khó khăn nghiêm trọng đã và sẽ còn là một hiện tượng thần kì,  rất đặc biệt,  chỉ có ở Canada mà thôi.

Mối quan tâm nhất trong việc định cư cho người tị nạn là sự khổ đau, sót sa và phần phải phấn đấu can đảm của người tị nạn.

Họ đã phải đổi cái sống lấy cái chết trên biển cả, trong rừng sâu tại Đông Nam Á để trốn thoát chính quyền độc ác ở nơi quê cha đất tổ của họ.  Nhóm tị nạn lớn nhất là người Việt và người Việt gốc Hoa, sau đó là người Miên và người Lào .
Better blood circulation aids this process, and the side effect of some medicine. http://djpaulkom.tv/category/news/page/2/ no prescription levitra is affordable to every male pocket and they can buy the medicine through World Wide Web. So, it is not difficult to see that we should only use western toilets at our home and office. cialis price online REQUIREMENTS:Height: 5.10″-6.2″Age: Late teens into late twenties.Suit Size: 40 (This is standard size for male models, this purchase viagra online sale size may vary depending on your physical needs. In a day one must take only one pill, preceding http://djpaulkom.tv/bird-breaks-out-crazy-dubstep-beat/ purchase cheap cialis more than that might found obstacle for the health.
Họ đã phải phấn đấu,  hy sinh  để gây dựng lại cuộc đời mới cho chính họ,  cho con cái của họ tại một đất nước hoàn toàn mới, vừa lạnh lẽo vưà lại quá xa xôi miền quê hương ấm áp tại vùng nhiệt đới của họ.

Dân chúng Canada đã đón nhận người tị nạn với lòng thương cảm vô bờ bến bằng cách họ đã đón nhận 50 ngàn người Việt Nam vượt biên tị nạn bắt đầu từ tháng 7 năm 1979.  Các nhóm bảo trợ,  các chính phủ địa phương,  các thường dân Canada đã thành lập được 7,600 nhóm bảo trợ cho khoảng 40,000 người tị nạn.  Trong đó có 32,281 người tị nạn Đông Dương đã đến Canada vào năm 1979 -1980.  Rất nhiều thiện nguyện viên và người bảo lãnh cho người tị nạn đã ghi lại những kinh nghiệm của họ và cho đăng báo trong nhà thờ,  trên các báo chí địa phương,  cùng như trên toàn cõi Canada,  trong những tập san để ghi lại tất cả các chi tiết về chiến dịch bảo lãnh rộng lớn này.

Chương trình bảo lãnh sáng giá này đã được thể hiện qua tài liệu” Canada và người tị nạn Đông Dương”  do giáo sư tiến sĩ Howard Adelman khới xướng ( “Canada and the Indochinese Refugees”, Regina: L.A. Weigl Educational Associates 1982).

Người tị nạn đã phải phấn đấu, nhất là trong khoảng 10 năm đầu, điều này đã được ghi nhận trong nhiều hồ sơ và rất nhiều các bài viết khác.  Từ đó, chính phủ Canada  đã rút tỉa được các kinh nghiệm của người tị nạn, của các học viện, của các cơ quan và các nhà bảo trợ.  Canada đã rút ra được nhiều bài học,  nhất là phần hội nhập của các thuyền  nhân,  các người tị nạn trong đời sống tại Canada.  Người tị nạn có nền văn hóa rất khác biệt với nền văn hóa của người Anh và người Pháp ( hai nền văn hóa chính của Canada).  Người tị nạn có quan niệm về đời sống gia đình, về tôn giáo, quan niệm về liên hệ phái tính rất khác với người Canada. Điều quan trọng nhất là tiếng mẹ đẻ của người tị nạn Đông Dương (Indochinese refugees) rất khác với sinh ngữ Anh và Pháp của người Canada.  Vì vậy  người tị nạn Đông Dương trên tuổi vị thành niên đã học tiếng Anh và tiếng Pháp khá khó khăn.  Hậu quả tai hại là người tị nạn Thuyền Nhân Việt Nam đã phải kiếm những công việc được trả lương thấp và vì vậy mà trong thời gian đầu, họ đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề hội nhập về kinh tế, về  xã hội; rất thua kém so với đời sống khi xưa của họ. Tuy nhiên, trên phương diện đời sống gắn bó với gia đình và trong sinh hoạt cộng đồng của người tị nạn,  họ rất trân quý việc đi học,  cho nên con cái của họ đã vươn lên cao trong giới trung lưu của xã hội Canada.

Sau 40 năm hội nhập, họ đã trở thành những công dân  gương mẫu của đât nước Canada.

 

***

 

Chương 17,  trang 314- 315

Làm Việc Tại Trại Tị Nạn.

Ở trại tị nạn, nhân viên chúng tôi không có bàn giấy đàng hoàng vì các trại này quá thô sơ. Một hôm, vì tôi không có nhiều người để phỏng vấn, tôi bèn chọn ngay một khúc gỗ cây để vừa có chỗ ngồi lại vừa có bóng mát như là một nơi có cái bàn làm việc vậy.

Tôi đang phỏng vấn bỗng nghe thấy nhiều tiếng ồn ào cách đó có vài thước. Tôi bỗng nhìn thấy một thanh niên đang đập xuống đất liên tục.  Đang phỏng vấn nên chẳng biết chuyện gì xảy ra. Nhìn qua,  bỗng thấy mọi người đang cười vang. Một anh chàng thanh niên đang dơ cao con rắn to lên cho mọi người coi.

Hóa ra, chàng rắn bò đã trốn cái nóng (và dân trong trại tị nạn) bằng cách ngủ dưới cái cái thân cây gỗ mà tôi dùng làm bàn làm việc. Chàng rắn bị tôi làm động ở nên mới bò ra chỗ khác, không ngờ bị dân chúng trông thấy mà tôi thì lại chẳng biết gì.

Chàng giết rắn cho biết là bọn họ sẽ có một bữa cơm thịt rắn. Vì nhờ tôi là người đã “làm ra chuyện”  nên gia đình họ mời tôi ở lại ăn cơm tối hôm đó với họ.

Tôi cũng rất muốn ở lại ăn cho vui nhưng rất sợ là ban đêm quân du kích có thể đến tấn công trại bất ngờ cho nên tôi không được phép ở lại.  Tôi hậm hực vì đã bỏ lỡ một cơ hội có bữa ăn ngon.

 

***

RUNNING ON EMPTY – ĐỘI ĐÁ VÁ TRỜI